8 câu hỏi xoay quanh CỐC NGUYỆT SAN

21.06.2018 - 02:40

Cốc nguyệt san vượt trội hơn băng vệ sinh và tampon ? sử dụng cốc nguyệt san khi đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn không ?.. Hãy cùng tìm hiểu những câu hỏi, thắc mắc sau đây để hiểu rõ hơn về cốc nguyệt san nhé!

Sử dụng cốc nguyệt san không phải là một vấn đề đơn giản bởi vì nó có liên quan đến rất nhiều vấn đề của chị em phụ nữ.

Hãy cùng bài viết dưới đây giải đáp những thắc mắc mà các bạn nữ thường hỏi trước khi sử dụng cốc nguyệt san nhé.

1. Cốc kinh nguyệt khác với băng vệ sinh như thế nào?

Các cốc kinh nguyệt thường được làm bằng silicone y tế cao cấp, được sử dụng bên trong âm đạo. Thêm vào đó, khả năng của chiếc cốc nguyệt san có độ chứa lớn hơn nhiều so với băng vệ sinh thông thường. Đặc biệt, cốc nguyệt san có thể tái sử dụng nhiều lần và thân thiện với môi trường hơn băng vệ sinh hay tampon.

2. Sử dụng cốc nguyệt san như thế nào khi bạn đang đặt vòng tránh thai?

Nhiều bạn nữ e ngại rằng khi bản thân đang đặt vòng tránh thai thì không thể sử dụng cốc nguyệt san. Tuy nhiên, đính chính lại quan niệm này là 2 vị trí đặt cốc nguyệt san và vòng tránh thai là 2 vị trí khác nhau trong âm đạo người phụ nữ. Vì thế bạn nên yên tâm về vấn đề này.

Một lưu ý khác là khi đặt vòng tránh thai, hầu như người phụ nữ nào cũng có lượng máu kinh nhiều nên bạn cần chọn lựa kích thước cốc nguyệt san thích hợp cho mình đề tránh tình trạng bị tràn kinh nguyệt ra ngoài nhé.

3. Hiện tượng máu kinh nguyệt không rơi vào cốc nguyệt san mà bị rò rỉ ra ngoài?

Tình trạng máu kinh nguyệt bị “rò rỉ” ra ngoài thường bạn sẽ nghĩ đến cốc kinh nguyệt đã đầy và mình không thay kịp. Tuy hiên một trường hợp khác có khả năng xảy ra với những bạn lần đầu sử dụng cốc nguyệt san là đặt cốc quá sâu. Khi bạn đặt cốc nguyệt san quá sâu, miệng cốc sẽ khó mở ra hết và nó không thể bám vào thành tử cung gây ra tình trạng máu bị “rò rỉ” ra ngoài mà không rơi vào cốc. Lưu ý nho nhỏ cho bạn là nên đẩy cốc nguyệt san vừa phải, không nên đẩy quá sâu vì nó cũng khiến bạn bị đau nữa đấy.

4. Bạn có cần tháo cốc nguyệt san khi đi vệ sinh?

Nếu phải tháo cốc nguyệt san khi đi vệ sinh thì quả là bất tiện vô cùng phải không nào. Cốc nguyệt san được đặt ở vị trí khác của “cô bé” nên không ảnh hưởng đến đường tiểu của bạn, bạn yên tâm nhé.

5. Cốc nguyệt san có thể thay thế bao cao su hay không?

Chắc chắn câu trả lời sẽ là không. Vì khi quan hệ tình dục bạn không nên để cốc nguyệt san cứ “ở yên” trong âm đạo như thế. Cốc nguyệt san nếu không được lấy ra sẽ rất dễ “chui” vào “trú ngụ” sâu vào trong hơn, dễ gây nhiễm trùng, đau rát và khó lấy ra khỏi “cô bé”.

6. Làm sao để lấy cốc nguyệt san “lì lờm” ra khỏi âm đạo?

Đôi khi bạn không thể lấy cốc kinh nguyệt ra vì nó bám vào thành âm đạo khá chặt. Nếu bạn áp dụng đúng cách lấy cốc nguyệt san ra mà “nó” vẫn không chịu “nhúc nhích” thì hãy làm theo lời của tiến sĩ Cullins như sau:

  • Dùng ngón tay nhẹ nhàng cho vào trong âm đạo đến khi đụng đáy cốc. Sau đó bạn nhẹ nhàng lắc cốc từ trái sang phải và ngược lại với tần số thật chậm.

  • Đồng thời trong lúc lắc nhẹ, kéo từ từ cốc ra khỏi âm đạo và chú ý tránh để máu kinh nguyệt tràn ra ngoài.

7. Tất cả các cốc kinh nguyệt đều gần như giống nhau, vậy làm thế nào để bạn có thể chọn cốc kinh nguyệt phù hợp cho bản thân?

Tùy vào cơ địa, vào âm đạo của từng người mà các bạn gái có những sự lựa chọn riêng về kích thước cốc kinh nguyệt cho mình. Tuy nhiên bạn sẽ khá bỡ ngỡ vì có quá nhiều loại cốc kinh nguyệt trông giống nhau được bày bán phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên có vài đặc điểm chung sẽ giúp bạn gỡ rối được phần nào.

  • Phụ nữ dưới 30 tuổi, có lượng máu kinh ít hoặc bình thường, chưa sinh con nên chọn cốc nguyệt san size nhỏ.

  • Phụ nữ trên 30 tuổi, có lượng kinh nguyệt nhiều và đã sinh con thì nên dùng cốc nguyệt san size to.

Khi lựa chọn size xong, bạn hãy chú ý đến phần cuống của cốc nguyệt san. Nếu nó dài quá khiến “cô bé” khó chịu bên ngoài thì bạn có thể cắt ngắn đi một ít cho thoải mái.

8. Có phải cốc kinh nguyệt có màu sắc là không an toàn?

Nhiều bạn e ngại cốc kinh nguyệt có nhiều màu sắc bắt mắt là sử dụng các hóa chất, các phẩm màu để nhuộm và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những loại cốc không rõ nguồn gốc thì chắc chắn sẽ nguy hiểm, còn với những chiếc cốc nguyệt san có nguồn gốc và xuất xứ, chứng nhận y tế rõ ràng thì bạn nên yên tâm nhé. Thêm vào đó, chất nhuộm thường được nhuộm ở bề trong của cốc nguyệt san (mặt cốc không tiếp xúc với âm đạo) nên cũng không gây ảnh hưởng gì bạn nhé.

Những thắc mắc của các bạn nữ đã được giải đáp, vì thế hãy chọn cho mình loại cốc nguyệt san phù hợp để có “người bạn đồng hành” thật tuyệt trong những “ngày đèn đỏ” của mình bạn nhé.

Nguồn: Teenvogue, Helloflo

Bài viết liên quan

>>> 7 câu hỏi về việc vệ sinh và bảo quản CỐC KINH NGUYỆT

>>> 10 thắc mắc xoay quanh TAMPON

Tham gia group kín thảo luận về cốc nguyệt san => Bấm vào ĐÂY

Top