LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG KHI DÙNG CỐC NGUYỆT SAN

08.05.2018 - 11:26

Nhiều bạn lo lắng dùng cốc nguyệt san sẽ tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung

1. DÙNG CỐC NGUYỆT SAN MÁU KINH CÓ CHẢY NGƯỢC VÀO TRONG KHI NẰM KHÔNG?

- Cần phải hiểu kinh nguyệt chảy từ tử cung xuống ống âm đạo thông qua lỗ nhỏ ở cổ tử cung. Đó là chất dịch màu đỏ gồm 50% máu được trộn lẫn gồm chất nhầy và những “cục máu đông”. Cái được gọi là “những cục máu đông” thực chất chỉ là những mảnh tróc ra của niêm mạc tử cung.
- Cổ tử cung luôn luôn kín, chỉ có một lỗ nhỏ để cơ tử cung đẩy kinh nguyệt ra phía ngoài âm đạo mà ko thể chảy ngược vào trong. Nói cách khác máu kinh sẽ “tự do" trong ống âm đạo, nếu đầy thì sẽ tràn ra ngoài mà mình thấy rò rỉ.

2. CỐC NGUYỆT SAN VÀ NỘI MẠC TỬ CUNG

Một trong những nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung được các chuyên gia đưa ra là do hiện tượng kinh nguyệt chảy ngược.

- Bình thường, kinh nguyệt được thoát ra qua lỗ nhỏ ở cổ tử cung, chảy qua ống âm đạo và ra ngoài. Nhưng ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung, một phần kinh nguyệt có lẫn tế bào nội mạc tử cung bị trào ngược qua vòi tử cung (vòi trứng) sang ổ bụng, sau đó sẽ bám vào các cơ quan và tiếp tục phát triển tạo nên các ổ lạc nội mạc tử cung. Nghĩa là với người bị căn bệnh này thì máu kinh không được thoát ra hết khỏi tử cung và 1 phần bị chảy ra ống dẫn trứng rồi sang ổ bụng.
- Còn cốc nguyệt san nó nằm ở ống âm đạo, và 1 khi máu kinh đã nằm ở ống âm đạo rồi thì máu kinh chỉ ở trong ống âm đạo mà thôi, nó đầy rồi thì thông thường sẽ bị rò rỉ ra ngoài, chứ không thể lọt ngược trở lại tử cung thông qua cái lỗ bé tí ti ở cổ tử cung được.

3. VẬY CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO DÙNG CỐC NGUYỆT SAN CÓ THỂ GÂY RA LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG KHÔNG ?

- Đó có thể trong trường hợp bạn “lười" thay cốc quá, để ứ đọng đầy trong ống âm đạo, cộng thêm cốc kín quá, không bị rò rỉ, thì lúc đó tử cung không thể CO BÓP ĐỂ ĐẨY máu kinh ra ngoài cổ tử cung để thoát cho ra ống âm đạo được, nó có thể sẽ thoát ra chỗ khác ví dụ như vòi trứng. Chứ không có chuyện máu từ cốc nguyệt san chui ngược trở lại tử cung. Tuy nhiên trường hợp máu đầy cốc mà cốc không bị rò rỉ rất hiếm, toàn là chưa đầy mà bị rò thôi à 

4. VẬY NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO ?

- Ngoài tôn trọng nguyên tắc tiệt trùng sạch sẽ khi sử dụng cốc nguyệt san, thì cần tôn trọng về thời gian để trong cơ thể.
- Thường thì khi mọi người thấy rò rỉ do đầy là cần phải lấy cốc ra đổ đi, thay rửa, tránh để máu ứ dồn đọng đầy cả ống âm đạo (kể cả chưa đến 12h nhé). Và kể cả chưa thấy rò thì 12 tiếng cũng phải thay nhé (cái này tránh bị vi khuẩn tấn công)
- Những bạn đang bị viêm nhiễm, bị mắc bệnh phụ khoa, nếu lo lắng tốt nhất không nên dùng lại hoang mang. Dùng mà cứ lo nơm nớp thì còn gì là sướng, đúng không ah.


(Nắm được cấu tạo cơ thể, sẽ không còn ngại ngần khi dùng cốc nguyệt san)

Đấy, cứ hiểu đúng, hiểu đủ thì ngại gì, chính phủ Pháp người ta còn giảm thuế còn có 5,5% trong khi các mặt hàng khác là 20% VAT. Mà các bạn biết không, mình đang ở Pháp đây, được xem là đánh thuế cao nhất Châu Âu, nó tận thu đến từng loại thuế, vậy mà nó xét cho mặt hàng này được giảm là phải có ích lắm ấy.

Các nghiên cứu tranh cãi trên thế giới là không tránh khỏi, tất nhiên. Tuy nhiên chúng ta cần nên hiểu rằng, dùng cốc hay dùng bvs đều có những ưu nhược điểm và lưu ý khi sử dụng, Mình xem xét cái nào lợi ích hơn với bản thân thì sử dụng thôi.

Để giải đáp những lo lắng hãy tham gia cộng đồng những người yêu thích Cốc nguyệt san tại Việt Nam nhé.
Top