TÁC HẠI CỦA CỐC NGUYỆT SAN ?

23.11.2016 - 01:50

Thực ra câu hỏi này khá thường xuyên lặp lại trong những cuộc trò chuyện tư vấn cùng khách hàng. Có những bạn không ngại việc tháo lắp cốc nguyệt san, nhưng lại băn khoăn với việc dùng cốc nguyệt san có “tác dụng phụ” gì không?

Thực ra câu hỏi này khá thường xuyên lặp lại trong những cuộc trò chuyện tư vấn cùng khách hàng. Có những bạn không ngại việc tháo lắp cốc nguyệt san, nhưng lại băn khoăn với việc dùng cốc nguyệt san có “tác dụng phụ” gì không?

 

Trước hết, điểm qua về dòng lịch sử thời gian, nếu như trước kia các bà các mẹ phải dùng khăn xô giặt giũ phơi phóng, thì đến thế hệ chúng ta đã có bvs dùng 1 lần rồi vứt đi, tiến theo thời gian có thêm tampon. Nếu xét về mặt tiện lợi thì 2 món này đúng là rất tiện, nhưng nói về có tốt cho sức khỏe không thì phải thành thật khẳng định rằng : khăn xô tốt hơn vạn lần 2 món đó.
 

Vì sao ư? Mọi người cứ thử hình dung để sản xuất ra bvs và tampon thì cần dùng rất nhiều công nghệ như tẩy trắng, hóa chất siêu thấm, siêu hút ẩm, thậm chí gần đây còn phát hiện ra cả chất diệt cỏ có trong bvs và tampon ở Pháp (đây là mình đang nói đến bvs và tampon chính hãng nhé - không bàn luận gì đến đồ TQ nhé), và những thứ đó khi mình dùng xong lại thải ra làm ô nhiễm môi trường. Nói vậy để chúng ta thấy rằng cái gì cũng có 2 mặt, tiện lợi nhưng lại có những bất cập về sức khỏe và môi trường, đấy là chưa kể cứ cồm cộm và ngủ dậy cuống cuồng giặt chăn ga gối nệm nữa nhé :P
 


(BVS & Tampon chứa rất nhiều hóa chất không tốt cho cơ thể)
 

Quay trở lại với vấn đề cốc nguyệt san, mình biết nhiều bạn vẫn lo sợ khi cho cốc vào bên trong sẽ gây nhiễm khuẩn. Thế này cả nhà nhé, âm đạo là “cái có thể tự làm sạch”. Cốc trước khi cho vào bên trong đầu chu kì phải đảm bảo tiệt trùng bằng cách đun sôi. Và bạn cũng cần đảm bảo tay rửa tay với xà phòng thật sạch sẽ trước khi thao tác. Việc cho cốc vào rất đơn giản, chỉ cần vài giây, chứ không phải “hí hoáy” cả tiếng đồng hồ để sợ xây xát nhiễm khuẩn. Còn vấn đề để lâu sợ vi khuẩn hoạt động ư? Thế này cả nhà nha, sau cả 12 tiếng đồng hồ tháo cốc ra vẫn không hề có mùi, trong khi đó dùng bvs mà 4 tiếng thay một lần đã thấy “bốc mùi” rồi đấy. Chúng ta cần hiểu là máu kinh khi chưa ra khỏi cơ thể thì rất sạch, nó chỉ bị bẩn đi khi tiếp xúc với không khí và bị vi khuẩn tấn công. Cốc nguyệt san như một chiếc phễu, đựng máu kinh và ngăn chặn không cho không khí lọt vào, vậy nên rất sạch sẽ.


 (Cốc nguyệt san mang đến cho bạn sự thoải mái - an toàn - tiết kiệm nhất)
 

Vậy dùng cốc nguyệt san sẽ có “tác hại” gì? Có đấy các nàng :P. Đấy là bạn nào “đầu óc cá vàng” mà lỡ để quên cả ngày thì không tốt chút nào, cốc phải được thay trong vòng 12 tiếng đồng hồ thôi mọi người nhé, và vì nó làm mình quên hẳn đi cảm giác “đèn đỏ” vậy nên nhiều khi phải hẹn giờ đấy cả nhà. Xem thêm : So sánh các loại cốc nguyệt san. Tham gia group kín thảo luận về cốc nguyệt san lớn nhất tại Việt Nam => Bấm vào ĐÂY

Tác hại của Cốc Nguyệt San – Nguồn: cocnguyetsan.com

 

 
Top