12.06.2018 - 11:27
Những ngày đèn đỏ “chán ngán” có thể khiến bạn không thoải mái, bỏ bê bản thân vì những triệu chứng mệt mỏi mà chu kỳ kinh nguyệt gây ra. Tuy vậy, dù bạn chán nản hay lười biếng đến mức nào thì bạn cũng hãy nhớ một điều tiên quyết, đó là luôn giữ vệ sinh “cô bé” thật sạch sẽ.
Việc giữ vệ sinh “cô bé” trong chu kỳ kinh nguyệt là một việc bạn không thể xem thường. Bạn đã và đang giữ vệ sinh đúng cách cho “cô bé” trong ngày “đèn đỏ” hay chưa? Hãy cùng nhìn qua những lưu ý nhỏ dưới đây bạn nhé.
Việc dùng xà phòng để tẩy rửa âm đạo trong những ngày “đèn đỏ” là một việc làm bạn nên tránh lặp lại. Âm đạo có cơ chế làm sạch riêng, nếu bạn sử dụng sản phẩm có chứa hoạt tính tẩy rửa cao sẽ àm mất cân bằng môi trường âm đạo, dễ nhiễm trùng hơn. Bạn nên rửa “cô bé” bằng nước ấm là tốt nhất và hãy nhớ nhẹ tay, không rửa quá sâu bên trong bạn nhé.
Khi chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện, “cô bé” của bạn sẽ luôn ở trong trạng thái ẩm ướt. Mồ hôi kết hợp với mội trường trong băng vệ sinh chính là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển. Những vi khuẩn này sẽ làm bạn gặp phải các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng âm đạo, ngứa và phát ban da ở “cô bé”. Vì thế, việc thay băng vệ sinh giúp bạn tránh được sự xâm hại của vi khuẩn, tránh được mùi khó chịu và không sợ bị tràn ra quần ngoài.
Đối với những bạn có máu kinh nguyệt nhiều thì nên thay băng vệ sinh thường xuyên hơn bạn nhé.
Đừng áp dụng thói quen rửa từ hậu môn ra phía trước âm đạo. Những vi khuẩn từ hậu môn có thể thâm nhập vào âm đạo của bạn nếu bạn cứ giữ khư khư cách rửa trên. Hãy tập cho mình thói quen từ từ âm đạo ra sau hậu môn và rửa thật nhẹ nhàng, tránh làm trầy xước “cô bé”.
Nếu bạn tắm trong bồn tắm mà lại ngâm mình trong bồn tắm quá lâu, máu kinh tan nhanh trong nước sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào “cô bé”. Vi khuẩ dễ dàng thâm nhập vào âm đạo hơn những ngày bình thường vì trong chu kỳ kinh nguyệt, cổ tư cung sẽ mở rộng hơn bình thường để máu kinh có thể chảy ra ngoài dễ dàng hơn.
Giữ cho quần lót khô thoáng, nếu bạn tiểu són hoặc đi tiểu chưa hết thì nên thay quần lót 2-3 lần /1 ngày. Không mặc quần lót ẩm ướt khi ở nhà cũng như khi ra đường vì điều này rất dễ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn có hại sinh sôi trong “cô bé”.
Nhiều người cho rằng việc sử dụng băng vệ sinh, kèm theo một miếng vải sẽ khiến cho máu kinh được thấm hút dễ dàng hơn. Với lối suy nghĩ này, bạn sẽ chẳng bận tâm đến việc kinh nguyệt của mình ra nhiều hay ít, và từ đó cũng có thể “lãng quên” bước thay băng vệ sinh. Điều này bạn nên lưu ý, nếu sử dụng 2 phương pháp cùng một lúc chỉ làm cho môi trường âm đạo bí hơi hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn mà thôi.
Khi thay băng vệ sinh cũ, bạn không nên để lung tung mà hãy cuộn nó lại và vứt ngay vào thùng rác để vi khuẩn không thể lây lan sang những khu vực xung quanhh. Đồng thời mỗi khi thay băng vệ sih cũ, bạn nên rửa tay bằng xà phòng trước khi dùng miếng băng vệ sinh mới nhé.
Cốc kinh nguyệt rất được ưa chuộng đối với phụ nữ phương Tây và gần đây bắt đầu trở nên phổ biến đối với người phụ nữ Việt Nam. Hầu hết cốc kinh nguyệt đều được làm từ chất liệu Silicone cao cấp, an toàn và mang đến cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Cốc kinh nguyệt SI- BELL có thể đeo được trong 12 giờ, kể cả trong nước và khi ngủ. Khi sử dụng cốc kinh nguyệt trong những ngày “đèn đỏ” sẽ giúp “cô bé” của bạn cảm thấy dễ chịu và sạch sẽ hơn.
Nhiều người vẫn giữ quan điểm rằng không nên tắm khi có kinh nguyệt, và điều này hoàn toàn sai. Để “cô bé” của bạn luôn sạch sẽ trong những ngày “đèn đỏ” bạn nên bỏ đi những thói quen không đúng và áp dụng những lưu ý nên làm ở trên nhé. Bạn cũng nên tham khảo thêm 12 Điều không nên làm trong ngày Kinh nguyệt để sức khỏe và tinh thần của bạn trong những ngày này khỏe khoắn và tự tin hơn nhé.