1. Có nên sử dụng cốc nguyệt san hay không?
Nếu bạn đang chán ngán với băng vệ sinh hay tampon vì nó gây khá nhiều phiền toái, và muốn tìm một giải pháp khác trong những ngày đèn đỏ của mình. Bạn có thể sử dụng cốc nguyệt san nếu đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết như cách dùng, lưu ý khi sử dụng và khi nào không nên sử dụng,...
Cốc nguyệt san khi gấp vào nó sẽ tương tự như tampon, vì thế giải pháp thay thế này đảm bảo được tính an toàn cho bạn nên bạn không nên quá lo lắng
2. Dùng cốc nguyệt san có bị chảy ngược vào trong, và ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản không ?
Nhiều bạn hoang mang, dùng cốc nguyệt san mà cứ lo nơm nớp, vậy thì còn gì là sướng nữa. Cùng tìm hiểu để yên tâm các bạn nhé.
DÙNG CỐC NGUYỆT SAN MÁU KINH CÓ CHẢY NGƯỢC VÀO TRONG KHI NẰM KHÔNG?
Cần phải hiểu kinh nguyệt chảy từ tử cung xuống ống âm đạo thông qua lỗ nhỏ ở cổ tử cung. Đó là chất dịch màu đỏ gồm 50% máu được trộn lẫn gồm chất nhầy và những “cục máu đông”. Cái được gọi là “những cục máu đông” thực chất chỉ là những mảnh tróc ra của niêm mạc tử cung.
Cổ tử cung luôn luôn kín, chỉ có một lỗ nhỏ để cơ tử cung đẩy kinh nguyệt ra phía ngoài âm đạo mà ko thể chảy ngược vào trong. Nói cách khác máu kinh sẽ “tự do" trong ống âm đạo, nếu đầy thì sẽ tràn ra ngoài mà mình thấy rò rỉ.
CỐC NGUYỆT SAN VÀ NỘI MẠC TỬ CUNG
1 trong những nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung được các chuyên gia đưa ra là do hiện tượng kinh nguyệt chảy ngược (chỉ 1 trong các nguyên nhân thôi nhé, nhiều bạn đi khám bác sỹ còn chẳng biết do nguyên nhân gì)
Chảy ngược nghĩa là thế nào ??
Bình thường, kinh nguyệt được thoát ra qua lỗ nhỏ ở cổ tử cung, chảy qua ống âm đạo và ra ngoài. Nhưng ở bệnh nhân lạc nội mạc tử cung, một phần kinh nguyệt có lẫn tế bào nội mạc tử cung bị trào ngược qua vòi tử cung (vòi trứng) sang ổ bụng, sau đó sẽ bám vào các cơ quan và tiếp tục phát triển tạo nên các ổ lạc nội mạc tử cung. Nghĩa là với người bị căn bệnh này thì máu kinh không được thoát ra hết khỏi tử cung và 1 phần bị chảy ra ống dẫn trứng rồi sang ổ bụng.
Còn cốc nguyệt san nó nằm ở ống âm đạo, và 1 khi máu kinh đã nằm ở ống âm đạo rồi thì máu kinh chỉ ở trong ống âm đạo mà thôi, nó đầy rồi thì thông thường sẽ bị rò rỉ ra ngoài, chứ không thể lọt ngược trở lại tử cung thông qua cái lỗ bé tí ti ở cổ tử cung được.
VẬY CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO DÙNG CỐC NGUYỆT SAN CÓ THỂ GÂY RA LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG KHÔNG ?
Đó có thể trong trường hợp bạn “lười" thay cốc quá, để ứ đọng đầy trong ống âm đạo, cộng thêm cốc kín quá, không bị rò rỉ, thì lúc đó tử cung không thể CO BÓP ĐỂ ĐẨY máu kinh ra ngoài cổ tử cung để thoát cho ra ống âm đạo được, nó có thể sẽ thoát ra chỗ khác ví dụ như vòi trứng. Chứ không có chuyện máu từ cốc nguyệt san chui ngược trở lại tử cung. Tuy nhiên trường hợp máu đầy cốc mà cốc không bị rò rỉ rất hiếm, toàn là chưa đầy mà bị rò thôi à
VẬY NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO ?
Ngoài tôn trọng nguyên tắc tiệt trùng sạch sẽ khi sử dụng cốc nguyệt san, thì cần tôn trọng về thời gian để trong cơ thể.
- Thường thì khi mọi người thấy rò rỉ do đầy là cần phải lấy cốc ra đổ đi, thay rửa, tránh để máu ứ dồn đọng đầy cả ống âm đạo (kể cả chưa đến 12h nhé). Và kể cả chưa thấy rò thì 12 tiếng cũng phải thay nhé (cái này tránh bị vi khuẩn tấn công)
- Những bạn đang bị viêm nhiễm, bị mắc bệnh phụ khoa, nếu lo lắng tốt nhất không nên dùng lại hoang mang. Dùng mà cứ lo nơm nớp thì còn gì là sướng, đúng không ah.
Đấy, cứ hiểu đúng, hiểu đủ thì ngại gì, chính phủ Pháp người ta còn giảm thuế còn có 5,5% trong khi các mặt hàng khác là 20% VAT. Mà các bạn biết không, mình đang ở Pháp đây, được xem là đánh thuế cao nhất Châu Âu, nó tận thu đến từng loại thuế, vậy mà nó xét cho mặt hàng này được giảm là phải có ích lắm ấy.
Các nghiên cứu tranh cãi trên thế giới là không tránh khỏi, tất nhiên. Tuy nhiên chúng ta cần nên hiểu rằng, dùng cốc hay dùng bvs đều có những ưu nhược điểm và lưu ý khi sử dụng, Mình xem xét cái nào lợi ích hơn với bản thân thì sử dụng thôi.
Ps : Chắc chắn nhiều bạn vẫn chưa phân biệt được tử cung và cổ tử cung, ống âm đạo các bạn xem hình sau nhé.
3. Dùng cốc nguyệt san có bị viêm nhiễm không ?
" dùng cốc nguyệt san có gây viêm nhiễm hay không? ". Để ủn mông cho chị em tiếp cận văn minh nhân loại, mình chia sẻ bài viết này với hi vọng giúp chị em có cách nhìn khách quan nhất về độ an toàn của cốc nguyệt san dưới góc độ khoa học chứ không phải chỉ thông qua các lời quảng cáo.
Để hiểu rõ Cốc nguyệt san có an toàn không thì chúng ta tìm hiểu bản chất của hiện tượng Viêm và nguyên nhân gây viêm nhé.
VIÊM LÀ GÌ?
Viêm là một đáp ứng bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch trước sự tấn công của một tác nhân bên ngoài (vi sinh vật, tác nhân hóa, lý) hoặc của tác nhân bên trong (hoại tử do thiếu máu cục bộ, bệnh tự miễn). Quá trình viêm thường kèm theo các triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau, do các mạch máu giãn nở, đưa nhiều máu đến nơi tổn thương. Các bạch cầu cũng theo mạch máu xâm nhập vào mô, tiết các chất prostaglandin, cytokine nhằm tiêu diệt hoặc trung hòa các tác nhân gây tổn thương. Khi viêm không lành sẽ có thể trở thành viêm mạn tính.
Nguyên nhân gây viêm
Nguyên nhân ngoại sinh:
1. Do sinh vật :Do các vi sinh vật:Vi khuẩn, Vi rút, một số loại Nấm,các vi sinh vật đơn bào,kí sinh trùng và côn trùng
2. Do yếu tố hóa học:Do hóa chất, do thuốc…
3. Do yếu tố cơ học: Chấn thương,áp lực,ma sát,dị vật…
4. Do yếu tố vật lí: Nhiệt,tia bức xạ,phóng xạ…
Nguyên nhân nội sinh :
1.Sản phẩm chuyển hóa: ví dụ:U rê máu tăng gây viêm màng phổi,màng tim;a xít Uric máu tăng gây viêm khớp trong bệnh Goutle
2.Hoại tử kín gây viêm vô trùng:ví dụ: Hoại tử chỏm xương đùi
3.Phản ứng tự miễn: như bệnh thấp khớp,viêm cầu thận
4.Viêm xung quanh tổ chức ung thư
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NHIỄM KHUẨN VÀ VIÊM?
Nhiễm khuẩn là hiện tượng được hình thành do tác nhân gây bệnh( vi rút,vi khuẩn,Kí sinh trùng) có thể khu trú hoặc lan tỏa toàn thân.
Viêm là quá trình điều chỉnh cân bằng nội môi.
Như vậy, Nhiễm khuẩn luôn kèm phản ứng viêm, nhưng viêm không phải lúc nào cũng là hiện tượng nhiễm khuẩn
VẬY:DÙNG CỐC NGUYỆT SAN CÓ GÂY VIÊM???
Cốc nguyệt san 100% silicone y tế ( không nói đến 1 số cốc rất rẻ cấu tạo từ nhựa nhé) rất an toàn vì:
Silicone y tế Không thích hợp cho vi khuẩn phát triển: Sau khi tiệt trùng đúng cách thì cốc sẽ "vô trùng" nên không mang vi sinh vật gây bệnh vào âm đạo, khi ở trong âm đạo nó không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn,nên cốc an toàn.
Máu kinh ở trong cơ thể là sạch, sau khi ra môi trường tiếp xúc với băng vệ sinh thì lượng máu trên băng vệ sinh trở thành môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh trong môi trường phát triển, sau đó vi sinh vật gây bệnh lại nhiễm ngược lại âm đạo tăng nguy cơ viêm nhiễm
Cốc nguyệt san có vai trò như tấm bình phong ngăn máu trong âm đạo xúc với vi khuẩn bên ngoài nên tránh được hiện tượng viêm nhiễm ngược.
Tuy nhiên cốc nguyệt san không có tác dụng diệt khuẩn nên nếu bị viêm phụ khoa ( có sẵn vi sinh vật gây bệnh trong âm đạo) thì nên điều trị khỏi trước khi dùng cốc nhé.( tránh tình trạng "đổ oan" cho Cốc )
Silicone y tế TƯƠNG THÍCH với da thịt con người nên không gây phản ứng viêm do "dị vật" ( ví dụ: Vòng tránh thai hoạt động trên cơ chế gây viêm do dị vật) nên cơ thể không có phản ứng "đào thải" nên khi cốc đã ổn định trong cơ thể thì chúng ta "không có cảm giác gì".
LƯU Ý: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng cốc cần CHÚ Ý TIỆT TRÙNG CỐC VÀ VỆ SINH TAY THEO QUY ĐỊNH mọi người nhé.
4. Đặt vòng có sử dụng được cốc nguyệt san không ?
Nếu đặt vòng thì có dùng cốc nguyệt san được không? Tại sao đặt vòng dễ gây viêm? Có lẽ đây không chỉ là băn khoăn của 1 hay 2 người mà có rất nhiều chị em vẫn đang thắc mắc về điều này nên mình quyết định viết hẳn 1 bài giải đáp thắc mắc về vấn đề này cho mọi người cùng hiểu rõ nhé
1. ĐẶT VÒNG CÓ DÙNG CỐC NGUYỆT SAN ĐƯỢC KHÔNG?
Câu trả lời là CÓ THỂ vì vòng tránh thai đặt trong tử cung còn cốc nguyệt san đặt ở âm đạo nên không ảnh hưởng lẫn nhau.
Lưu ý: Chị em nào đặt vòng tránh thai thì để 2 đến 4 tháng chờ vòng ổn định trong cơ thể rồi hãy dùng cốc nhé. Còn nếu đã đặt vòng từ 4 tháng trở lên thì triển thôi.
2. TẠI SAO ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI THƯỜNG GÂY" VIÊM" ?
A. CÁC LOẠI VÒNG TRÁNH THAI
Thế hệ 1: vòng tránh thai trơ được làm từ các chất liệu như sợi tơ tằm, polyetylen, chất dẻo hoặc inox có nhiều hình dạng khác nhau ( có hình tròn hoặc ovan nên gọi là " vòng") -hiện nay ít được sử dụng
Thế hệ 2: ngoài bản chất như thế hệ 1 thì còn có thêm đồng hoặc hooc mon làm tăng hiệu quả tránh thai , chủ yếu có dạng chữ T nên gọi là dụng cụ tử cung- hiện nay được dùng phổ biến
B. CƠ CHẾ TÁC DỤNG
- Với vòng tránh thai trơ:
+ Chiếm chỗ trong tử cung nên ngăn cản trứng đã thụ tinh làm tổ
+ Gây ra phản ứng VIÊM ở niêm mạc tử cung do vòng tránh thai là VẬT LẠ ĐỐI VỚI CƠ THỂ nên kích thích cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, sự có mặt của các tế bào miễn dịch như Đại thực bào hay tế bào Limpho sẽ tiêu diệt luôn tinh trùng khi tinh trùng có mặt ở tử cung, ngăn cản thụ tinh.
- Với vòng tránh thai chứa đồng:
+ Ngoài cơ chế như trên, đồng còn tác động đến en zim tham gia vào quá trình xâm nhập của phôi vào niêm mạc nên ngăn cản phôi làm tổ
+ Ion đồng còn làm thay đổi đặc điểm môi trường tác động đến hoạt động của tinh trùng
- Với vòng tránh thai chứa hooc mon progesteron
Hooc mon làm thay đổi tính nhầy của cổ tử cung ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng.
TÓM LẠI: phản ứng VIÊM khi đặt vòng là phản ứng của cơ thể khi có VẬT LẠ KHÔNG TƯƠNG THÍCH xâm nhập vào cơ thể KHÁC với hiện tượng VIÊM DO VI SINH VẬT như nấm, vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh phụ khoa. Nhờ phản ứng VIÊM mà vòng PHÁT HUY HIỆU QUẢ TRÁNH THAI. khi tháo vòng phản ứng viêm này kết thúc và khả năng mang thai được phục hồi.
Các loại cốc nguyệt san làm bằng 100% SILICONE Y TẾ nên HOÀN TOÀN TƯƠNG THÍCH VỚI DA THỊT CON NGƯỜI nên không gây ra bất kì 1 phản ứng nào của cơ thể .
P.s: Đây là hình ảnh minh họa vị trí đặt của dụng cụ tử cung và cốc nguyệt san ạ.
5. Xử lý thế nào khi cốc có "mùi"
Khi cốc "có mùi" cần làm gì ?
Mình thấy có một số bạn có kêu rằng cốc có mùi sau khi sử dụng.
Trước hết cần khẳng định : Cốc sẽ KHÔNG BAO GIỜ có mùi nếu dùng đúng ngưỡng thời gian (tuỳ thuộc vào từng người, có người 6 tiếng, có người 8 tiếng, có người 12 tiếng-ví dụ mình), nếu bạn dùng cốc dưới 4 tiếng mà có mùi, hãy kiểm tra lại sức khoẻ hoặc chất lượng cốc hoặc xem lại cốc có bị bám hút thực sự không - nếu cốc bị hở, không khí vào : một là rò, hai là sẽ có mùi.
Một khi cốc đã có mùi, nghĩa là vi khuẩn bắt đầu hoạt động. Bạn ko được chủ quan. Cần theo dõi để thay cốc dùng với thời gian hợp lý.
Cách khắc phục cốc bị mùi: Luộc sôi 5 phút rồi tắt để ngâm cho đến lúc nguội, đổ đi. LẶP ĐI LẶP LẠI NHIỀU LẦN cho đến khi hết mùi. KHÔNG ĐƯỢC dùng các chất tẩy rửa mạnh để tránh làm hỏng chất lượng cốc.
Mọi người lưu ý nhé, dùng cốc sẽ rất vệ sinh và an toàn NẾU mọi người tôn trọng đúng quy tắc sử dụng.
6. Sử dụng cốc nguyệt san liệu có an toàn?
Rất an toàn nhé! Vì Cốc nguyệt san được làm từ 100% silicone y tế cao cấp không gây kích ứng, không chứa hóa chất độc hại, tương thích với cơ thể … nó không thấm hút vì thế không làm thay đổi độ pH, môi trường bảo vệ của âm đạo.
Cốc nguyệt san được đưa vào “cô bé” với cơ chế hứng đựng kinh dịch, ngăn máu kinh không tiếp xúc với vi khuẩn ở môi trường bên ngoài, do đó giảm được các nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ.
Hơn nữa, với băng vệ sinh và tampon đã có nhiều trường hợp sốc phản vệ nhưng với cốc nguyệt san thì đến hiện nay chưa ghi nhận một trường hợp nào sốc phản vệ hay chưa có trường hợp gây hại nào.
7. Cốc nguyệt san khác với băng vệ sinh và tampon như thế nào?
Các cốc nguyệt san chính hãng thường được làm bằng silicone y tế cao cấp, được đưa vào bên trong âm đạo hứng đựng kinh dịch, ôm khít với thành âm đạo, không lo rò rỉ, lệch, tuột.
Khác với băng vệ sinh được đặt bên ngoài thấm hút mạnh sẽ gây mất cân bằng độ pH và dễ bị các bệnh phụ khoa hơn.
Đặc điểm nổi bật, một chiếc cốc nguyệt san có độ chứa lớn hơn nhiều khoảng 4 – 5 lần so với băng vệ sinh thông thường hoặc tampon. Có thể tái sử dụng nhiều lần từ 5 – 10 năm, giảm thiểu rác thải ra môi trường.
8. Ưu nhược điểm của cốc nguyệt san so với băng vệ sinh và tampon ?
***Ưu điểm: Ít tạo mùi so với băng vệ sinh hay tampon
- Vì dịch kinh hoàn toàn được hứng bên trong âm đạo, không có “cơ hội” tiếp xúc với không khí, cho nên sẽ không “gặp” được vi khuẩn gây mùi khó chịu như khi sử dụng băng vệ sinh hay tampon.
- Khả năng chứa nhiều kinh nguyệt: Cốc nguyệt san được chứng minh có khả năng chứa nhiều kinh nguyệt gấp đôi so với băng vệ sinh hay tampon bạn thường dùng. Thật thích hợp cho các bạn nữ vào những ngày kinh nguyệt nhiều. Bạn sẽ tránh được những lúc thay băng liên tục hay sợ tràn băng, vì thế, cốc nguyệt san là lựa chọn thích hợp cho bạn lúc này đấy.
- Tiết kiệm tiền hơn: Như đã nói ở trên, việc sử dụng băng vệ sinh hay tampon có thể sẽ làm bạn “tiếc tiền” nếu tính trung bình 1 năm bạn phải sử dụng khoảng 350 miếng băng vệ sinh như thế. Đối với cốc nguyệt san, bạn chỉ cần mua 1 lần và áp dụng đúng quy trình vệ sinh thật sạch sẽ là bạn có thể sử dụng lên đến 10 năm.
- Tiết kiệm thời gian vệ sinh: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, phụ nữ dùng băng vệ sinh hay tampon có thời gian vệ sinh nhiều hơn 2,8 lần so với tần suất sử dụng cốc nguyệt san. Tỉ lệ tràn ra ngoài của băng vệ sinh/tampon cũng cao hơn 0,5 lần so với cốc kinh nguyệt. Nhiều người đã sử dụng cốc nguyệt san cho rằng 2-3 tiếng bạn phải thay băng vệ sinh một lần thì khi dùng cốc nguyệt san, bạn có thể kéo dài thời hơn là 4-5 tiếng mới thay một lần.
- Rất ít khả năng viêm nhiễm vùng kín: Phụ nữ luôn sợ mắc phải những bệnh liên quan đến vùng kín, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm. Khi sử dụng tampon, bạn nên lưu ý, tampon với chức năng thấm hút cao, có thể gây rát âm đạo, thậm chí còn khiến bạn có nguy cơ gặp phải hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) dù rất hiếm xảy ra. Cốc nguyệt san thì ngược lại, nó không làm cho âm đạo bị khô, chất liệu silicone cũng đã được kiểm định an toàn không gây lây lan vi khuẩn. Bên cạnh đó, cốc nguyệt san không chứa các chất kích ứng, vải hay sợi bông có thể dẫn đến kích ứng vùng trong âm đạo.
***Nhược điểm: Khó khăn trong lựa chọn sản phẩm
- Bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc lựa chọn cốc nguyệt san cho mình nếu không biết rõ kích thước “cô bé” cũng như lượng kinh nguyệt hàng tháng. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tử cung của bạn như thế nào. Tử cung của bạn nghiêng hay tử cung của bạn thấp lại là một thách thức khác khi chọn phương án sử dụng cốc nguyệt san.
Vì vậy bạn cần chọn hãng cốc uy tín để tìm cho mình 1 chiếc cốc phù hợp
9. Có phải tháo cốc nguyệt san khi đi vệ sinh không?
Đây là câu hỏi khi nghe thì tưởng chừng như buồn cười, nhưng thực tế rất rất nhiều bạn thắc mắc luôn, thậm chí có bạn mới dùng lần đầu còn tiết lộ: “cả buổi không dám đi tiểu vì ngại phải thay cốc khi chưa đầy!”
Nhưng các bạn ơi, lỗ tiểu và lỗ âm đạo là 2 lỗ hoàn toàn khác nhau, cốc nằm trong âm đạo, thì bạn cứ đi tiểu bình thường ko cần tháo cốc, cảm giác lại còn phê rất phê vì ngày kinh mà lại đi tiểu vẫn rất sạch sẽ như ngày thường, ko bị vấy bẩn như lúc dùng BVS đâu! Với nhiều bạn sử dụng tampon phải thay tampon khi đi tiểu vì dây bị ướt nên việc đặt câu hỏi trên cũng hoàn toàn hợp lý. Cốc nguyệt san làm bằng silicone y tế, và nằm hẳn trong ống âm đạo, nên bạn yên tâm là không bị ướt, bị bẩn hay ảnh hưởng gì nhé!
ps: Các bạn xem hình sau để dễ hình dung cốc đặt ở vị trí nào và đường tiểu mình là vị trí khác nha.
10. Dùng cốc nguyệt san có quan hệ được không?
Do cốc nguyệt san được đặt vào ngay “cửa mình” của các chị em mà không phải là quá sâu vào bên trong. Chính vì vậy câu trả lời cho câu hỏi dùng cốc nguyệt san có quan hệ được không đó chính là điều không thể và có lời khuyên là chị em “KHÔNG” nên quan hệ khi sử dụng Cốc nguyệt san nói riêng và vào cả “ngày đèn đỏ” nói chung.
***Nếu cứ cố thì sao, nó sẽ xảy ra những nguy hiểm, một lý do:
Khi dương vật đưa vào sẽ khiến Cốc nguyệt san bị “ấn” vào sâu bên trong, điều này sẽ gây tổn thương âm đạo hoặc Cốc nguyệt san bị nhét vào quá sâu, khó lấy ra.
Dương vật khi đưa vào sẽ tiếp xúc với Cốc nguyệt san, mặc dù làm từ Silicon nhưng khi tiếp xúc và cọ xát, có thể sẽ xảy ra xước Dương vật, rất nguy hiểm.
Trường hợp nếu Cốc nguyệt san đã chứa kinh nguyệt, việc quan hệ tình dục sẽ gây áp lực lên Cốc nguyệt san, có thẻ làm rỏ rỉ, tràn kinh nguyệt ra ngoài.
Dịch âm đạo của phụ nữ tiết ra sẽ được giữ lại trong Cốc nguyệt san, điều này khiến cho “cuộc yêu” khó khăn, dễ gây trầy xước, viêm nhiễm..
Tóm lại: Chúng tôi vẫn khuyên bạn “KHÔNG” nên quan hệ khi dùng Cốc nguyệt san.
11. Dùng cốc có hoạt động mạnh được không?
Bạn hoàn toàn yên tâm là dùng cốc nguyệt san cực kì thoải mái, có thể chạy nhảy, bơi lội, yoga, khiêu vũ…mà không phải lo lắng bất cứ điều gì nhé, bạn sẽ dường như không có cảm giác là đang bị "đèn đỏ" luôn.
12. Có thể dùng cốc nguyệt san lúc ngủ được không?
Chỉ người dùng cốc rồi mới cảm nhận rõ sự sung sướng khi dùng cốc và ngủ suốt 1 đêm “banh càng” mà không lo nghĩ gì đến chuyện tràn dính quần áo ga nệm! Nhớ lại đêm đầu tiên mình dùng cốc, đó cũng là đêm đầu tiên mình ngủ ngon trong kì kinh, tuyệt vời chưa nào? Bạn hoàn toàn yên tâm dùng cốc nguyệt san khi ngủ nhé, không hề bị rò rỉ. Tuy nhiên, bạn nên đặt cốc nguyệt san trước khi đi ngủ và tháo ra khi ngủ dậy. Vì cốc nguyệt san ở trong trong cơ thể tối đa 12h, nên bạn canh làm sao thời gian qua đêm đừng quá 12h nhé!
13. Cốc nguyệt san có thể chui tọt vào trong cơ thể không?
Chỉ người dùng cốc rồi mới cảm nhận rõ sự sung sướng khi dùng cốc và ngủ suốt 1 đêm “banh càng” mà không lo nghĩ gì đến chuyện tràn dính quần áo ga nệm! Nhớ lại đêm đầu tiên mình dùng cốc, đó cũng là đêm đầu tiên mình ngủ ngon trong kì kinh, tuyệt vời chưa nào? Bạn hoàn toàn yên tâm dùng cốc nguyệt san khi ngủ nhé, không hề bị rò rỉ. Tuy nhiên, bạn nên đặt cốc nguyệt san trước khi đi ngủ và tháo ra khi ngủ dậy. Vì cốc nguyệt san ở trong trong cơ thể tối đa 12h, nên bạn canh làm sao thời gian qua đêm đừng quá 12h nhé!
14. Sử dụng cốc nhiều, khi cho vào lấy ra có bị xước vùng kín không?
Không nhé bạn.
Silicone rất mềm nên sẽ không hề gây xước chỉ cần bạn đeo găng tay y tế hoặc móng tay được cắt gọn sẽ không hề gây xước âm đạo.
15. Làm sao ước lượng được lúc nào sắp đầy để đổ cốc? Cốc dùng được trong thời gian bao lâu?
Bạn cần lấy cốc ra và đổ máu kinh đi từ 5 – 8 tiếng một lần tùy theo lượng máu kinh nguyệt của bạn, hoặc khi cốc đầy (dấu hiệu nhận biết cốc đầy: Bạn lắng nghe cơ thể mình khi nào cảm thấy như có tiếng bong bóng vỡ nhẹ ở cửa mình là chuẩn bị thay cốc). Qua một vài chu kỳ đầu là bạn sẽ có kinh nghiệm để biết lúc nào cần thay cốc.
Trung bình 1 chiếc cốc dùng trong khoảng thời gian 6 – 12 tiếng.
16. Có phải cốc nguyệt san có màu sắc là không an toàn?
Nhiều bạn cứ thích cốc màu trắng vì nghĩ màu trắng là an toàn, chúng ta cùng phân tích nhé:
Thứ nhất màu trắng hay màu hồng đều là màu y tế an toàn.
Thứ hai, trên thế giới có rất nhiều hãng cốc kinh nguyệt tốt, hầu hết đều có từ 2 màu trở lên.
Lady cup: Trắng, trong suốt, đỏ, cam, hồng, xanh cốm, xanh biển, tím nhạt, tím đậm, vàng.
Eva cup: đỏ, xanh biển, xanh ngọc, Tím, hồng, trắng, xanh cốm.
Lena cup: Hồng, Xanh, Tím, Trắng.
Lunette: tím hồng, xanh biển, vàng, cam đất và trắng
Đặc biệt, nếu muốn chạy đua cái gọi là chứng nhận thì trên thế giới, Lunette đang là chiếc cốc có nhiều chứng nhận nhất, đó là chứng nhận của 3 tổ chức y tế của 3 nước gồm Hoa Kì, Úc, Phần Lan.
Thực tế sử dụng cốc màu trắng nhanh ố màu, cỡ nửa năm nhìn cốc chẳng muốn dùng nữa . vậy nên, dâu đỏ- cốc hồng có phải dễ thương không nè.
17. Hiện tượng dịch kinh mà không rơi vào cốc nguyệt san ma bị rớt ra ngoài là rò rỉ?
Tình trạng dịch kinh bị “rò rỉ” ra ngoài thường bạn sẽ nghĩ đến cốc kinh nguyệt đã đầy và mình không thay kịp.
Tuy nhiên một số trường hợp khác có khả năng xảy ra với những bạn lần đầu sử dụng cốc nguyệt san là đặt sai và cốc chưa bung mở hết vì đặt cốc quá sâu. Khi bạn đặt cốc nguyệt san quá sâu, miệng cốc sẽ khó mở ra hết và nó không thể bám vào thành tử cung gây ra tình trạng máu bị “rò rỉ” ra ngoài mà không rơi vào cốc.
Lưu ý nho nhỏ cho bạn là nên đẩy cốc nguyệt san vừa phải, không nên đẩy quá sâu vì nó cũng khiến bạn bị đau nữa đấy.
18. Cốc nguyệt san có thể thay thế bao cao su không?
Chắc chắn câu trả lời sẽ là KHÔNg.
Vì khi quan hệ tình dục bạn không nên để cốc nguyệt san cứ “ở yên” trong âm đạo như thế. Cốc nguyệt san nếu không được lấy ra sẽ rất dễ “chui” vào “trú ngụ” sâu vào trong hơn, dễ gây nhiễm trùng, đau rát và khó lấy ra khỏi “cô bé”.
19. Chọn size cốc cần dựa vào yếu tố nào?
Chọn size cốc nguyệt san là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi quyết định sử dụng cốc. Thông thường người bán sẽ chỉ tư vấn theo độ tuổi và tình trạng sinh nở. Sau đây là tập hợp các tiêu chí để lựa chọn cốc nguyệt san phù hợp với cơ địa của cơ thể từng người :
Tuổi tác : Thông thường tuổi càng nhiều thì âm đạo càng lỏng lẻo
Bạn sinh thường hay sinh mổ ?
Lượng kinh nguyệt của bạn nhiều hay ít, dài hay ngắn ngày ?
Cơ địa âm đạo của bạn bình thường hay nhạy cảm ?
Độ dài cổ tử cung : Đây là yếu tố quan trọng nhất. Ví dụ nếu cổ tử cung của bạn ngắn nhưng lại chọn một chiếc cốc nguyệt san dài thì sẽ gặp phải tình trạng cốc bị lòi ra ngoài âm đạo, hoặc ngược lại cổ tử cung bạn dài nhưng lại chọn cốc ngắn quá sẽ khiến thao tác lấy ra khó khăn. Cách tốt nhất nên cho tay vào để đo độ dài cổ tử cung. Hoặc bạn nên chọn những loại cốc có độ dài trung bình phù hợp với phụ nữ Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng như Si-bell nhập khẩu.
20. Cách sử dụng cốc nguyệt san?
Trước hết nói về “nguyên tắc” hoạt động chiếc cốc nguyệt san chút trước nhé. Gọi là “cốc” bởi em ấy sẽ được đưa vào trong âm đạo để đựng kinh nguyệt, thế nên em ấy mới có tên gọi là cốc nguyệt san, hoặc cốc kinh nguyệt. Lúc đưa vào trong, cốc đóng vai trò như một giác hút, nên bạn đừng lo lắng cốc sẽ rơi ra ngoài, hoặc “biến mất” trong cơ thể.
*** CÁCH ĐƯA CỐC VÀO ÂM ĐẠO
Chuẩn bị tư thế, bạn hãy ngồi xổm và hơi nhón chân lên một tý. Vì chất liệu của cốc kinh nguyệt rất là mềm, cho nên bạn đừng quá lo lắng nhé.
- Bước 1: Bạn hãy gấp cốc nguyệt san lại rồi cho từ từ vào lỗ âm đạo, vừa đẩy cốc vào vừa làm động tác Kegel. Động tác Kegel là động tác kiểu ngắt dòng nước tiểu khi đang tiểu), cốc sẽ tự chui vào, rất nhẹ nhàng, không hề làm bạn đau nhé.
- Bước 2: Sau khi cho cốc nguyệt san vào hết rồi, nếu bạn để ý sẽ nghe thấy tiếng bật nhẹ là do cốc mở, nếu không nghe thấy hoặc thấy khó chịu thì phải chỉnh lại vị trí của cốc nguyệt san bằng cách túm đáy cốc đẩy vô đẩy ra thật nhẹ nhàng hoặc xoay xoay một tí. Nếu đây là lần đầu bạn sử dụng, nên chuẩn bị sẵn gương để nhìn sẽ tốt hơn.
- Bước 3: Khi cốc đã ổn định vị trí và không còn gây khó chịu cho bạn nữa, bạn hãy đứng dậy và đi lại vài vòng để cốc tự điều chỉnh vị trí thoải mái nhất.
- Bước 4: Bạn cần xem cuống của cốc nguyệt san có dài quá không thì cắt bớt đi nhé khỏi vướng víu. Độ dài của cuống tuỳ theo chiều dài âm đạo của mỗi người. Có nhiều người cắt gần hết và một số cắt hẳn cuống đi. Đối với âm đạo dài, cuống này còn dùng để điều chỉnh lại vị trí của cốc kinh nguyệt, vì thế bạn chỉ cắt nếu cuống còn nhô ra bên ngoài
**** CÁCH LẤY CỐC NGUYỆT SAN RA
- Bước 1: Khi lấy cốc ra thì bạn ngồi xổm và nên thả lỏng cơ thể, rặn nhẹ cho cốc trồi ra
sau đó đưa tay nhẹ nhàng vào âm đạo và nắm lấy cuống cốc để xác định vị trí của Cốc
- Bước 2: Bóp nhẹ cho miệng cốc gập vào nhau cho không khí lọt vào làm giảm giác hút của cốc. Sau đó kéo nhẹ theo hướng ziczac ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, bạn nhớ lưu ý thật cẩn thận để cốc nguyệt san không bị đổ và vấy bẩn ra ngoài nhé.
21. Dùng cốc nguyệt san có bị cộm, khó chịu hay không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Vì Cốc được làm từ chất liệu Silicone y tế mềm và tương thích với da thịt con người, nên khi đặt cốc vào bên trong cơ thể bạn sẽ không cảm nhận được sự tồn tại của cốc và quên đi ngày đèn đỏ ấy. Và mình khẳng định là khi bạn dùng mới cảm nhận hết được sự Vi diệu mà cốc đem lại đấy ạ.
22. Những lưu ý khi dùng cốc nguyệt san?
Nếu dùng cốc nguyệt san mà bị rò rỉ, thì nên xem lại size cốc đã phù hợp chưa, thao tác đặt cốc khá quan trọng. Có nhiều cách gấp cốc để đưa vào cơ thể và mỗi người thích hợp với kiểu gấp cốc khác nhau.
Bảo quản cốc nguyệt san nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo không có nguy cơ tiếp xúc với côn trùng, gián, chuột. Tuyệt đối không để trong nhà tắm/nhà vệ sinh vì dễ bị ẩm mốc.
Không dùng các chất tẩy rửa mạnh như xà phòng, thuốc tẩy để vệ sinh cốc nguyệt san, vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cốc. Chỉ dùng dung dịch dịu nhẹ như nước rửa bình sữa.
Khi cần dùng gel bôi trơn thì chỉ dùng loại gel gốc nước.
Khi tiệt trùng cốc cách luộc cốc cần tránh để cốc chạm vào đáy nồi.
23. Nên tập thử dùng cốc vào thời điểm nào là thích hợp nhất?
Thời điểm thích hợp nhất để tập dùng thử cốc nguyệt san là hai ngày cuối của chu kỳ. Lý do là vì những ngày đèn đỏ thì lỗ âm đạo to hơn nên việc đưa vào và rút ra sẽ dễ dàng hơn đối với newbie. 2 ngày cuối còn đảm bảo nếu bạn còn lóng ngóng chưa biết điều chỉnh đúng vị trí thì tránh được rủi ro bị rò rỉ nhiều.
24. Bạn sợ cốc nguyệt san bịt kín có gây hại gì không?
Các bạn có biết là máu kinh hoàn toàn sạch, nó chỉ bị hôi bẩn khi bị tiếp xúc ra ngoài không khí và bị vi khuẩn làm hôi. Khi dùng cốc nguyệt san, máu kinh được đựng trong cốc, không bị tiếp xúc với không khí, hoàn toàn sạch sẽ.
25. Bạn có cần tiệt trùng cốc sau mỗi lần lấy cốc nguyệt san ra hay không?
Sau khi lấy cốc kinh nguyệt ra khỏi âm đạo, bạn đổ lượng dịch kinh nguyệt đi và chỉ cần rửa cốc nguyệt san lại bằng nước ấm. Dịch kinh nguyệt được đựng trực tiếp nên không chứa vi khuẩn, khi lấy ra khỏi âm đạo, bạn nên vệ sinh cốc nguyệt ngay và đừng để nó “lăn lóc” trong toilet bạn nhé.
Bạn nên rửa cốc bằng nước lạnh khoảng 10 giây rồi chuyển qua rửa bằng nước ấm ít nhất 20 giây. Rửa càng kỹ càng tốt nhé! Dùng nước lạnh trước là vì nước ấm sẽ nhanh làm cốc ố màu hơn!
26. Dùng cốc có tiện lợi không?
Câu trả lời là CÓ, rất tiện lợi là đằng khác.
Tiện lợi ở chỗ nó nhỏ nhắn xinh xinh nên bạn có thể mang nó đi khắp thế giới trong túi xách của mình. Bạn không phải vội vàng đi mua băng vệ sinh khi dâu về bất chợt, rồi lại gói gói ghém ghém đem đi vứt. Nói chung khi đã quen thì việc dùng cốc nhanh, gọn, sạch và an toàn hơn dùng băng vệ sinh rất nhiều lần.
Tuy rằng, khi sử dụng cốc thì không phải bạn nào cũng có được kết quả mỹ mãn, cụ thể là vấn đề rò rỉ vì điều đó còn phụ thuộc vào cách đặt cốc và cơ địa ống âm đạo của mỗi người( tỉ lệ này rất hiếm)
Nhưng dù có phải sống chung với rò rỉ thì họ cũng không quay trở lại dùng băng vệ sinh đâu, điều đó cũng cho thấy sự tuyệt vời của em cốc rồi. Hơn nữa, bạn ở xa biển, vài năm mới cưỡi voi xuống núi một lần tắm biển mà lại bị nàng dâu ghé thăm thì có buồn không, chỉ nghĩ tới thôi là rầu lắm rồi, mình thì khi đó cứ lo nơm nớp dâu về không được xuống tắm lại phải canh đồ thì tiếc lắm kkk
Còn bây giờ thì bất chấp, ta cứ vô tư bơi lội mà không sợ cá mập cắn mông nhé. Đơn giản vì cốc đã chui vào trong hứng dâu rồi còn gì. Thật tuyệt vời phải không nè!
27. Cốc nguyệt san có đắt không?
Không mà ngược lại rất kinh tế. Vì tính ra nếu mua 1 cốc 750.000đ dùng 10 năm thì tính ra mỗi tháng chưa tới 7.000đ. Giá quá hạt dẻ cho sự an toàn của sức khỏe của bản thân cũng như chính “cô bé”.
Vì vậy các bạn đừng ham cốc nguyệt san kém chất lượng giá rẻ, mua về không dùng được lại phải đầu tư cái khác tốn hơn nhiều lần, hơn nữa an toàn phải là trên hết, chọn hãng cốc có thương hiệu có chất liệu silicone tốt và đặc biệt có nguồn gốc rõ ràng nhé!
28. Cốc nguyệt san dùng được mấy năm, và một người cần dùng mấy chiếc?
Cốc nguyệt san được làm bằng chất liệu silicone y tế, chất lượng rất tốt , có độ bền khá cao, đàn hồi cực tốt. Vì thế tuổi thọ trung bình của 1 chiếc cốc nguyệt san khoảng 5-10 năm, thậm chí còn hơn 10 năm nếu bạn vệ sinh và bảo quản cốc tốt.
Mỗi người chỉ cần 1 đến 2 chiếc là đã có thể yên tâm dùng hàng chục năm mà không cần đến miếng băng vệ sinh dày cộm nữa rồi!
29. Dùng cốc nguyệt san có làm rộng " cô bé"?
Lý giải điều này chuyên gia cho biết, âm đạo phụ nữ có cấu tạo rất đặc biệt với nhiều vòng cơ xếp nếp, chúng có độ đàn hồi rất tốt nên có thể giãn ra để cho đầu một e bé chui tọt qua nhưng cũng có thể co lại khiến bạn giữ chặt được viên thuốc đặt phụ khoa bé tí.
Thông thường, khi quan hệ tình dục cơ thể sẽ tiết ra một số hormone kích thích giãn nở âm đạo giúp dương vật dễ dàng đi vào bên trong, khi kết thúc hành vi tình dục thì chúng cũng dần co lại về với kích thước ban đầu. Rộng âm đạo là tình trạng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên việc sử dụng cốc nguyệt san vào chu kỳ kinh nguyệt sẽ không có khả năng làm giãn nở âm đạo như mọi người từng nói.
Cốc nguyệt san được làm từ vật liệu nhựa y tế rất mềm dẻo và có khả năng thay đổi hình dạng nếu âm đạo có chuyển động. Bên cạnh đó, kích thước của cốc nhỏ hơn so với âm đạo với chiều dài từ 4 – 7cm và rộng 3 – 5cm, ngoài ra bạn cũng chỉ sử dụng từ 3 – 5 ngày/tháng trong ngày đèn đỏ nên không có khả năng làm nới rộng cô bé.
30. Ai có thể dùng cốc nguyệt san?
Bất cứ ai trong độ tuổi kinh nguyệt đều có thể sử dụng sản phẩm này: chỉ cần đã quan hệ rồi là sử dụng được. Đối với các bạn nữ chưa quan hệ mà vẫn muốn sử dụng sẽ rất khó ở lần đầu tiên và có thể sẽ gây rách màng trinh, tuy nhiên nếu bạn nào không quan trọng vấn đề đó thì mình vẫn dùng bình thường ạ.
31. Dùng cốc nguyệt san có khó không?
Trước khi trả lời câu hỏi này, mình muốn lưu ý rằng mỗi lần trước khi dùng các bạn phải rửa sạch tay và cốc nhé!.
Cốc nguyệt san có cấu tạo độ mềm, độ đàn hồi ĐẠT CHUẨN nó dễ dàng được bạn gấp lại để đưa vào trong “cô bé” hứng trọn vẹn kinh dịch mà không lo bị tràn. Khi vào nó sẽ mở ra để hứng kinh trực tiếp mà không gây bất cứ khó chịu hay vướng víu nào. Cứ khi đầy hoặc khoảng 4 – 8 tiếng bạn lại lấy nó ra, đổ kinh dịch đi và vệ sinh sạch lại cốc rồi tiếp tục dùng.
Cảm thấy rất đơn giản phải không nào! Mình chắc chắn an toàn – tiện lợi – thoải mái hơn nhiều so với băng vệ sinh hoặc tampon nhé! Khéo khi dùng 2 – 3 lần xong lại nghiện luôn đó!
32. Nên chọn cốc tốt nhất hay cốc phù hợp nhất?
“Anh rất tốt, nhưng em rất tiếc!” hẳn bạn đã nghe câu này nhiều rồi và hiển nhiên thông cảm cho cô gái không chọn người rất tốt ấy, mà đi tìm kiếm người thực sự phù hợp với mình!
Chọn cốc cũng lãng mạn vậy đó, ahihi, có nhiều cốc tốt lắm bạn ạ, nhiều lắm í, nhưng không phải cốc đắt nhất, tốt nhất thì mình sẽ dùng ổn nhất, mà mình phải tìm cốc vừa tốt lại vừa phù hợp nhất cơ. Thế 1 chiếc cốc PHÙ HỢP NHẤT là như thế nào?
Thật là hữu duyên khi các đặc điểm của Sibell lại rất phù hợp với cơ địa phụ nữ Việt Nam, bởi vì vóc dáng người Việt Nam thấp, nhỏ nên âm đạo cũng ngắn và yếu hơn người Châu Âu.
Độ dài trung bình của âm đạo phụ nữ Việt Nam là 7cm, vì vậy các bạn nên chọn chiếc cốc có chiều dài ngắn hơn độ dài trung bình để đạt được sự thoải mái nhất (Sibell có chiều dài khoảng 5cm, tuy nhiên thiết kế bầu tròn chứ không nhọn ở đáy cốc nên lượng chứa lại lớn)
Sibell có lỗ thông khí to hơn, và nằm xéo chứ ko nhỏ và thẳng từ mặt trong ra mặt ngoài cốc như những loại cốc khác, chi tiết này giúp cho Cốc Sibell có khả năng giúp cốc bám hút chắc chắn hơn, và ko bị bít tắc lỗ thông khí khi dịch kinh đầy cốc.
Điều rất quan trọng nữa là: Sibell có độ mềm vừa phải nhất, tức là mềm nhưng vẫn dễ cho vào, miệng cốc vừa đủ cứng để dễ bung, chứ ko mềm tới mức khó bung mở và cũng không cứng như một số cốc trên thị trường gây đau khi cho vào lấy ra.
33. Đang dùng băng vệ sinh (BVS) cũng ổn, có cần thiết phải chuyển qua để dùng cốc nguyệt san?
Dùng BVS ổn: đó là vì bạn không xem những nguy hại tiềm tàng của BVS là quan trọng, và vì bạn chưa biết đến những ưu việt mà cốc mang lại:
* Dùng cốc không gây ra mùi hôi như khi dùng băng vệ sinh hay tampon:Vì dịch kinh hoàn toàn được hứng bên trong âm đạo, không có “cơ hội” tiếp xúc với không khí, cho nên sẽ không “gặp” được vi khuẩn gây mùi khó chịu như khi sử dụng băng vệ sinh hay tampon.
* Dùng cốc có khả năng chứa nhiều kinh nguyệt hơn: Cốc nguyệt san được chứng minh có khả năng chứa nhiều kinh nguyệt gấp đôi so với băng vệ sinh hay tampon bạn thường dùng.
* Dùng cốc tiết kiệm tiền hơn: việc sử dụng băng vệ sinh hay tampon có thể sẽ làm bạn “tiếc tiền” nếu tính trung bình 10 năm bạn phải tốn khoảng 6-9 triệu VNĐ. Đối với cốc nguyệt san, bạn chỉ cần mua 1 lần và áp dụng đúng quy trình vệ sinh thật sạch sẽ là bạn có thể sử dụng lên đến 10 năm, mà chỉ tốn 1/10 số tiền đó.
* Dùng cốc tiết kiệm thời gian vệ sinh: Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, phụ nữ dùng băng vệ sinh hay tampon có thời gian vệ sinh nhiều hơn 2,8 lần so với tần suất sử dụng cốc nguyệt san. Nhiều người đã sử dụng cốc nguyệt san cho rằng 2-3 tiếng bạn phải thay băng vệ sinh một lần thì khi dùng cốc nguyệt san, bạn có thể kéo dài thời gian hơn là 4-5 tiếng mới thay một lần.
* Dùng cốc rất ít khả năng viêm nhiễm vùng kín: Phụ nữ luôn sợ mắc phải những bệnh liên quan đến vùng kín, đặc biệt là các bệnh lây nhiễm. Khi sử dụng tampon, bạn nên lưu ý, tampon với chức năng thấm hút cao, có thể gây rát âm đạo, thậm chí còn khiến bạn có nguy cơ gặp phải hội chứng sốc nhiễm độc dù rất hiếm xảy ra. Cốc nguyệt san thì ngược lại, nó không làm cho âm đạo bị khô, chất liệu silicone cũng đã được kiểm định an toàn không gây lây lan vi khuẩn. Bên cạnh đó, cốc nguyệt san không chứa các chất kích ứng, vải hay sợi bông có thể dẫn đến kích ứng vùng trong âm đạo.
* Dùng cốc góp phần bảo vệ môi trường: bạn có biết miếng bvs phải bao nhiêu năm mới phân hủy được? và 10 năm 1 phụ nữ thải ra bao nhiêu bvs? Và có bao nhiêu phụ nữ trên Trái đất này? Chỉ 1 phép tính nhẩm nhanh thì chúng ta cũng thấy được sự ô nhiễm khủng khiếp mà lượng rác BVS mang lại, trong khi đó, 10 năm: chỉ thải ra 1 chiếc cốc nguyệt san nhỏ xíu!
Vậy, theo bạn, có cần chuyển qua dùng cốc không nào? ^^ Dù lựa chọn của bạn là cốc, băng vệ sinh, hay tampon thì hãy chú ý đến sức khỏe vùng kín mới là điều quan trọng nhất nha!
34. Chỉ tiệt trùng đầu và cuối chu kỳ, chỉ rửa bằng nước sạch trong chu kỳ liệu có an toàn?
Rất nhiều ng thắc mắc vấn đề này. Kể cả mình trước kia!
Tìm hiểu kĩ càng rồi mình xin đưa ra câu trả lời cho bạn nhé:
Do bạn nghĩ âm đạo bẩn đấy thôi, thật ra âm đạo k bẩn. Nó có độ acid nhẹ diệt hại khuẩn, và các loại lợi khuẩn sinh sống ở đó để chiếm giữ vị trí khiến vi khuẩn có hại không còn chỗ sống.
Nhiều bạn rất kĩ. Dùng dung dịch vệ sinh rửa cốc, Lyn thấy nếu bạn làm thế mới yên tâm dùng thì rửa cũng đc! Nhưng phải rửa thật sạch bằng nước, nếu không rửa thật sạch ddvs thì sẽ làm thay đổi pH trong âm đạo, diệt lợi khuẩn, gây viêm nhiễm. Và cốc sẽ giảm tuổi thọ khi bị tẩy rửa ko cần thiết đấy nhé!
Không phải cứ rửa xà bông hay gì mới là sạch!
Quan trọng bạn tiệt trùng cốc trước chu kỳ, sát khuẩn tay sạch và dùng nước sạch rửa cốc, cốc vừa lôi từ âm đạo ra là sạch, đổ dịch kinh đi, rửa nước sạch cho khỏi dính, rồi cho lại ngay, tay sạch, vậy thì có gì là mất vệ sinh đâu? Còn ko hề có cơ hội cho vi khuẩn kịp bám vào nữa.
35. Dùng cốc nguyệt san như thế nào ở những nơi không có nước sạch?
Cốc nguyệt san được làm từ Silicon y tế, có thể ở trong cơ thể tối đa 12 tiếng.
Với những người lượng kinh ít thì cả ngày mới đầy cốc thì đơn giản quá rồi! Sáng đi làm lắp vào, tối về tắm rửa mới phải tháo ra lắp lại!
Còn với những bạn có lượng kinh nhiều thì 3-6 tiếng sẽ đầy cốc. Nếu là nhân viên công sở có WC sạch sẽ thì cũng đơn giản như khi ở nhà thôi!
Nhưng nếu bạn ở trường hợp còn lại, WC không được sạch sẽ thì mình chuẩn bị 2 chai nước 500ml, 1 chai để rửa cốc, 1 chai vệ sinh mình, 1 chai nước rửa tay khô sát khuẩn nữa!
Lưu ý là cả ngày đi làm bạn chỉ phải thay cốc một lần thôi, không phức tạp đúng không?
Nó đơn giản và sạch sẽ hơn nhiều so với dùng băng vệ sinh, vậy nên chị em nơi công sở, chị em công nhân làm các công việc nặng nhọc, hãy giải phóng cơ thể mình! Thử thay đổi thói quen, khắc phục khó khăn để cho mình 1 cơ hội sử dụng sản phẩm văn minh của nhân loại bạn nhé!
36. Kinh nguyệt ít có cần dùng cốc nguyệt san?
“Ít quá dùng cốc phí, dùng bvs thấy cũng bình thường, ráng chịu tí cũng hết ngày!!!”
1 - Dù 1 chiếc BVS thấm đẫm hay chỉ mới thấm vài giọt kinh nguyệt, bạn đều phải thay sau mỗi 4h nếu không muốn nó biến thành một ổ vi khuẩn có thể lội ngược vào cơ thể bạn bất cứ lúc nào.
2 - Chất liệu sản xuất ra những chiếc BVS có cánh, không cánh, dày, mỏng, ban ngày, ban đêm... về cơ bản không có gì khác nhau. Chừng nào bạn còn đeo nó bên người, chừng đó bạn còn phải đối phó với sự bí bách, nguy cơ viêm nhiễm, sự phôi nhiễm những thành phần hóa học không mong muốn.
3 - Kinh ít không có nghĩa là cơ âm đạo không giãn nở để đưa cốc vào. Chỉ khác là thay vì 5-6h tháo cốc 1 lần (do cốc đầy khi kinh nhiều), các chị sẽ hoàn toàn thoải mái suốt ngày dài vì nguyệt san có thể để được trong cơ thể tối đa 12h mỗi lần sử dụng. Nếu lượng kinh ít có thể sử dụng cốc size nhỏ hơn.
Đơn giản vậy thôi mà! Nếu yêu bản thân mình, dù kinh ít, các chị vẫn có thể tận hưởng RẤT NHIỀU giá trị từ Cốc!
Lúc đó bạn sẽ ko còn phải “răng chịu cho qua ngày” nữa đâu nhé, mà là tận hưởng kì dâu nữa kìa.
37. Kinh nguyệt nhiều liệu dùng cốc nguyệt san có chứa nổi?
Bạn có biết BSV siêu mỏng siêu thấm, thấm đc bao nhiêu ml ko? 10ml là đầy r đấy, cỡ 15 là “đẫm” luôn roài. Hơn nữa dịch kinh có cả các mảng niêm mạc trong tử cung bong ra rất nhầy, chính chất nhầy này làm giảm khả năng thấm hút của bvs, có khi chưa kịp thấm nên tràn ào ra ngoài, và thế là tè le, dù chưa đầy băng (phải 90% các bạn gặp trường hợp này, đúng hem )
Cốc Sibell size L chứa đc 30ml (thực chứa tính đến lỗ thông khí, chưa tính đến miệng cốc) vì sao lượng chứa lớn như vậy dù nhìn có vẻ nhỏ hơn 1 số loại cốc khác? Vì đáy cốc đc thiết kế bầu tròn tận dụng sức chứa, chứ ko phải nhọn rất phí.
Và độ an toàn giữa silicon y tế và bông trong bvs Lyn cũng đã so sánh rồi
Vậy nên các bạn “nhiều” đừng ngại ngần thay đổi để có lợi cho cơ thể mình hơn nhé!
38. Dùng cốc nguyệt san bị rò rỉ, khắc phục như thế nào?
Trước tiên bạn phải bình tĩnh và hiểu rằng “rò rỉ trong những lần đầu dùng cốc là hoàn toàn bình thường, và chắc chắn có thể khắc phục được”, Vì mỗi cơ thể con người đôi khi những điểm khác biệt, không ai giống ai: Cùng chiều cao đấy nhưng có người ống âm đạo chỉ dài 5cm, có người 7cm, lại có người lên đến 9cm. Rồi có người sinh thường nhưng cơ âm đạo cực chắc khỏe, có người tuy sinh mổ mà cơ âm đạo vẫn chảy xệ, có người thành âm đạo qua mỏng, có người lại quá dày…
Vì thế, rò rỉ có thể do một trong các nguyên nhân sau:
1. Đặt chưa đúng kĩ thuật nên cốc chưa bung hẳn. Hãy kiểm tra bằng cách cầm đuôi cốc kéo nhẹ ra, nếu kéo dễ là cốc chưa bung, nếu ko kéo đc tức là đã bung và bám tốt trong cơ thể. Đồng thời thử thay đổi cách gấp khác phù hợp.
2. Nhầm size. To quá hay nhỏ quá so với ống âm đạo. To quá thì cốc không bung hết. Nhỏ quá thì âm đạo ko ôm khít nên dịch dễ rò rỉ. Trường hợp này phải đổi size.
3. Khoảng cách chưa hợp với cơ thể: có người đặt sâu, nhưng có người phải đặt sát ngoài cửa mình. Cái này bạn phải tự trải nghiệm và rút ra kinh nghiệm bản thân nhé. Hoặc áp dụng cách đặt để thò 1 phần đáy cốc ra ngoài xong đứng dậy làm động tác Kelgel, ban đầu hơi vướng/cộm nhưng khoảng 1-3 phút sau là hết, mà lại ko bị rò nữa.
4. Bạn có lượng kinh tuy không nhiều nhưng dòng chảy kinh nguyệt quá mạnh, cứ ộc ộc từng lần, khiến cho kinh nguyệt tràn qua lỗ thông khí, hoặc làm giảm độ bám của miệng cốc, thấm qua miệng cốc, rỉ ra ngoài. Cái này bạn khắc phục bằng cách đổi sang size L sẽ ổn hơn. (Còn nếu đã dùng sz L mà rò thì cũng cần xem xét xem có phải size to so với cơ thể hay không – mục 2)
5. Còn đối với bạn nào bạn nào dùng cốc mà đi, đứng, chạy, nhảy, ngồi đều ok nhưng cứ nằm là bị rò rỉ, thì là do cấu tạo âm đạo của bạn hơi đặc biệt, các nếp gấp dày quá hoặ gồ ghề, khiến cho khi nằm dịch nó rỉ qua các nếp gấp ấy. Cái này đành chấp nhận dùng thêm bvs mỏng vậy chứ không khắc phục đc, tỉ lệ này cực nhỏ. Nhưng chỉ cần giải phóng ban ngày là cũng đã quá tuyệt rồi phải không nào.
39. Có nên cắt đuôi cốc nguyệt san?
Cốc nguyệt san thường có phần đuôi để dễ dàng cho việc tìm và lấy cốc ra. Tuy nhiên nhiều người có cảm giác khó chịu do phần đuôi cốc dài, vậy có nên cắt đi không và trong trường hợp nào thì nên cắt?
Khi bạn đặt cốc xong nên vận động tầm 30 phút rồi hãy cảm nhận đuôi cốc. Vì có thể ban đầu cốc mới ở bên ngoài, sau khi bạn vận động cốc mới tìm được vị trí thích hợp nhất, lúc này bạn mới cảm nhận chính xác là đuôi cốc có dài hay không.
Lúc này nếu đuôi cốc thừa ra ngoài, cạ vào môi e bé khiến bạn khó chịu thì bạn có thể lấy cốc ra, sử dụng vật sắc như dao lam cắt dần đuôi cốc theo các nấc ở phần đuôi, lưu ý bạn nên cắt dần từng chút một cho đến khi cảm thấy vừa vặn với cơ thể, tránh cắt quá nhiều so với nhu cầu.
40. Sau sinh bao lâu thì cùng được cốc nguyêt san?
Khi sinh nở cơ thể của bạn phải trải qua rất nhiều sự thay đổi, do vậy cần thời gian hồi phục rồi bạn mới nên dùng cốc.
Đối với những chị em sinh thường bằng âm đạo thì khoảng 6 tháng sau sinh có thể dùng cốc.
Đối với chị em sinh mổ thì tầm 4 tháng sau sinh có thể dùng cốc.
41. Sa tử cung, sa thành âm đạo có dùng được cốc nguyệt san không?
Sa tử cung là hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh, khi thành tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo, thậm chí có trường hợp tử cung lộ ra ngoài âm đạo. Nếu ở độ nhẹ là tử cung sa xuống thấp nhưng chưa đến cửa âm đạo thì trong trường hợp này độ dài ống âm đạo sẽ bị hạn chế, khách cần đo độ dài ống âm đạo để chọn size cốc cho phù hợp. Còn nặng hơn thì phẫu thuật là phương pháp điều trị phù hợp trong sa tử cung.
Sa âm đạo là hiện tượng thành âm đạo bị chaỷ xệ tạo thành mớ bùi nhùi chắn lối vào âm đạo khiến các bạn không thể đặt cốc, có thể thay đổi tư thế đặt cốc thay vì ngồi thì có thể nằm để giảm sức ép lên thành âm đạo, hạn chế sự chảy xệ.
Lưu ý động tác kegel như ngắt tiểu giữa dòng hỗ trợ rất tốt trong việc đặt cốc và cải thiện tình trạng cho các trường hợp sa tử cung, sa thành âm đạo.
42. Người dị ứng với cao su, có dùng được cốc nguyệt san không?
Cốc nguyệt san làm bằng silicone y tế tương thích với da thịt nên không bị dị ứng hay ngứa như bvs có hóa chất, do vậy mà nhiều bạn bị viêm khi dùng bvs nhưng dùng cốc thì hết viêm.
Tuy nhiên cũng có 1 số rất hiếm trường hợp dị ứng với silicone, trong trường hợp này các bạn dừng dùng cốc vài kì sau đó dùng lại cốc để kiểm tra lại việc dị ứng có phải do cốc hay do yếu tố ngẫu nhiên nào đó.