21.06.2018 - 02:01
Vì những đặc điểm hơn hẳn băng vệ sinh truyền thống và tampon thông thường, cốc nguyệt san đã “ghi điểm cộng” trong mắt rất nhiều chị em phụ nữ. Vậy, bên cạnh việc yêu thích và tận dụng điểm tốt của nó, bạn đã biết cách vệ sinh cũng như bảo quản cốc nguyệt san của mình hay chưa?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
Nếu bạn lựa chọn phương án tiệt trùng cốc nguyệt san bằng cách bỏ vào nồi nước đun sôi thì không nên để cốc kinh nguyệt chạm vào đáy nồi nhé. Nhiệt độ dưới đáy nồi có thể đủ nóng để làm “biến dạng” chiếc cốc của bạn đấy. Để tránh được điều này, bạn có thể cho một muỗng banking soda vào nồi nước đang sôi và khi thả cốc nguyệt san vào thì nó hoàn toàn “lơ lửng” trong nước. Để cốc trong nồi nước sôi khoảng 15-20 phút và đổ thêm 1 muỗng banking soda vào trong cốc (nếu bạn có thể) để khử mùi. Sau đó bạn nhớ để cốc kinh nguyệt trên một chiếc khăn sạch và để ở nơi thoáng mát cho cốc mau khô.
Nếu bạn phát hiện cốc nguyệt san của mình bị dính một vài vết dơ thì hãy dùng baking soda và tuyệt đối không dùng xà phòng tẩy rửa vì xà phòng có thể gây kích ứng niêm mạc. Bạn có thể dùng một ít banking soda chà nhạ lên vết dơ và rửa lại bằng nước lạnh. Bên cạnh đó, nếu bạn vừa tiệt trùng cốc xong và thì hãy để nó dưới ánh nắng mặt trời cho khô tự nhiên và vết dơ cũa phai đi phần nào. Hoặc bạn có thể chọn mua các sản phẩm vệ sinh cốc nguyệt san trên thị trường.
Sau khi lấy cốc kinh nguyệt ra khỏi âm đạo, bạn đổ lượng máu kinh nguyệt đi và chỉ cần rửa cốc nguyệt san lại bằng nước ấm. Máu kinh nguyệt được đựng trực tiếp nên không chứa vi khuẩn, khi lấy ra khỏi âm đạo, bạn nên vệ sinh cốc nguyệt ngay và đừng để nó “lăn lóc” trong toilet bạn nhé.
Bạn nên rửa cốc bằng nước lạnh khoảng 10 giây rồi chuyển qua rửa bằng nước ấm ít nhất 20 giây. Rửa càng kỹ càng tốt nhé! Dùng nước lạnh trước là vì nước ấm sẽ nhanh làm cốc ố màu hơn!
Bạn đừng nghĩ chu kỳ trước mình đã tiệt trùng rồi thì sau một thời gian bảo quản cốc nguyệt san không có vi khuẩn nhé. Một vi khuẩn nhỏ li ti thôi cũng có thể gây bệnh cho bạn. Vì vậy phải đảm bảo cốc nguyệt san sạch sẽ, tiệt trùng trước khi cho vào âm đạo.
Nếu bạn không được tặng kèm cốc khử trùng để dùng trong việc tiệt trùng cốc nguyệt san bằng lò vi sóng thì bạn có thể mua thêm nó. Tuy nhiên bạn nên chọn mua đúng nhãn hiệu với cốc nguyệt san mình đang sử dụng để an toàn và tránh hư hỏng khi dùng lò vi sóng.
Cũng tương tự như việc “đánh bay” vết bẩn trên cốc nguyệt san, bạn nên dùng giấm táo hoặc banking soda để khử mùi cho cốc nguyệt san. Sau đó hãy phơi cốc ra ánh sáng mặt trời để khô tự nhiên.
Ngoài việc vệ sinh cốc nguyệt san là điều thiết yếu thì bạn cũng nên vệ sinh chiếc túi vải được tặng kèm khi mua sản phẩm. Nếu túi không sạch thì vi khuẩn cũng có thể tồn tại và bám vào cốc. Vì thế hãy giặt tay bằng nước ấm chiếc túi vải này để cốc nguyệt san của bạn được sạch sẽ nhé.
Bên cạnh đó bạn cũng không nên để cốc nguyệt san ở chỗ quá kín vì với điều kiện môi trường bí khí, cốc nguyệt san của bạn rất dễ có mùi khó chịu.
Để cốc nguyệt san không bị nhiễm khuẩn bạn nên trang bị cho mình lưu ý những lúc vệ sinh và bảo quản cốc nhé. Điều này không chỉ giúp cốc nguyệt san không bị vi khuẩn bám vào mà còn là bước đệm để bảo vệ sức khỏe cho bạn nữa đấy. Các bệnh phụ khoa sẽ không xảy ra nếu bạn biết vệ sinh và bảo quản cốc kinh nguyệt đúng cách.
nguồn: Wikihow, Menstrualcupreview
Bài viết liên quan:
>>> 8 điều lưu ý khi vệ sinh “cô bé” trong thời kỳ KINH NGUYỆT
>>> 9 tác hại của CỐC KINH NGUYỆT mà bạn nên biếtTham gia group kín thảo luận về cốc nguyệt san => Bấm vào ĐÂY