Viêm ĐƯỜNG TIẾT NIỆU là gì?

23.07.2018 - 08:54

Hầu hết phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu cao hơn nam giới, nhiễm trùng tiết niệu xảy ra giới hạn trong bộ phận bàng quang. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng tránh căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây!

Tiểu gắt, tiểu ra máu, hay đau ở vùng xương mu,… là một trong những tình trạng dễ dàng phát hiện của bệnh viêm đường tiết niệu.

Vậy nguyên nhân, độ nguy hiểm cũng như cách điều trị bệnh này ra sao, bạn đã biết hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho bản thân mình nhé.

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu (UTI)  hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu là một bệnh nhiễm trùng trong bất kỳ phần nào của hệ tiết niệu - thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều liên quan đến đường tiết niệu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo. Phụ nữ có nguy cơ phát triển UTI cao hơn nam giới. Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra giới hạn trong bộ phận bàng quang có thể gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Đối với nữ giới khi bị viêm đường tiết niệu thì bệnh có thể dẫn tới tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, ngoài âm đạo cảm thấy nóng rát, đau lưng. Nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh do vòi dẫn trứng bị tắc. Bên cạnh đó, nếu không điều trị kịp thời, viêm đường tiết niệu có thể lây lan sang thận thì lúc này hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân viêm đường tiết niệu

Có hai nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu:

Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang)

Loại UTI này thường do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) gây ra, một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GL). Đây được xem là nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bắt nguồn từ thói quen nhịn tiểu của nhiều người, làm nước tiểu ngưng đọng chính là môi trường rất tạo cho vi khuẩn E.coli phát triển và gây ra nhiễm trùng bàng quang.

Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo)

Loại UTI này có thể xảy ra khi vi khuẩn GI lan truyền từ hậu môn đến niệu đạo. Nhiều phụ nữ có thói quen vệ sinh từ sau ra trướng (từ hậu môn ra âm đạo) vì thế rất dễ mang theo nhiều vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào “cô bé”. Vì niệu đạo có vị trí gần với âm đạo nên nhiễm trùng cũng có thể lây qua viêc quan hệ tình dục chẳng hạn như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma, có thể gây viêm niệu đạo. Việc sử dụng băng vệ sinh cũng tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Chị em phụ nữ nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho mình.

3. Triệu chứng

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng, nhưng khi chúng “hoành hành” thì bạn có thể gặp phải các dấu hiệu dưới đây:

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.

  • Đi tiểu thường xuyên với một lượng nước tiểu cực ít.

  • Nước tiểu xuất hiện màu đỏ, màu hồng tươi sáng - một dấu hiệu của máu trong nước tiểu.

  • Nước tiểu có mùi khai mạnh.

  • Đau vùng chậu ở phụ nữ - đặc biệt là ở trung tâm của xương chậu và xung quanh khu vực của xương mu.

UTI có thể bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các tình trạng khác ở người lớn tuổi. Vì thế, bạn nên để ý thật kỹ đến những thay đổi của cơ thể dù nhỏ đến mấy, để khám và chữa trị kịp thời.

4. Biến chứng

  • Nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là ở phụ nữ trải qua hai hoặc nhiều hơn các nhiễm trùng đường tiểu trong thời gian một năm.

  • Thiệt hại thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính (viêm bể thận) do UTI không được điều trị.

  • Tăng nguy cơ ở phụ nữ mang thai sinh con nhẹ cân hoặc sinh non.

  • Nhiễm trùng huyết, một biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là nếu nhiễm trùng hoạt động theo từ đường tiết niệu lên đến thận của bạn.

5. Cách điều trị

  • Các bác sĩ thường điều trị nhiễm trùng đường tiểu bằng thuốc kháng sinh theo toa.

  • Bên cạnh đó bạn cũng nên tự góp phần điều trị tại nhà bằng cách thực hiện những việc như:

  • Thay đổi thói quen vệ sinh: rửa bộ phận sinh dục và hậu môn riêng biệt tránh vi khuẩn lây lan.

  • Không được nhịn tiểu.

  • Uống đủ hoặc nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày.

  • Sử dụng các biện pháp an toàn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.

  • Sử dụng thuốc điều trị đúng lời khuyên bác sĩ, không vì thấy bệnh giảm đi mà ngưng thuốc, điều đó sẽ dễ làm bạn bị tái phát bệnh thêm 1 lần nữa.

Hiểu được bệnh viêm đường tiết niệu, hi vọng cả nữ và nam giới đều có kiến thức bảo vệ sức khỏe của mình, tránh tình trạng lây lan cho người khác.


Nguồn: Mayoclinic

Bài viết liên quan:

>>> Hội chứng TIỀN KINH NGUYỆT là gì?
>>> Dấu hiệu RỤNG TRỨNG kéo dài trong bao lâu?

Tham gia group kín thảo luận về cốc nguyệt san => Bấm vào ĐÂY

 
Top