Nguyên nhân khiến VÙNG KÍN có mùi khó chịu

24.07.2018 - 08:22

“Vùng kín” có mùi khó chịu khiến bạn không tự tin, đặc biệt là trong “chuyện phòng the”. Những mùi hôi khó chịu không phải dửng dưng mà chúng có thể tự xuất hiện, hãy cùng tìm hiểu bìa viết sau đây để hiểu rõ hơn vì sao vùng kín của bạn lại hay có mùi khó chịu bạn nhé.

Lauren Streicher, M.D., Giáo sư chuyên sản khoa và phụ khoa lâm sàng tại Trường Y khoa Đại học Northwestern Feinberg, nói với SELF rằng có nhiều nguyên nhân khiến “cô bé” có mùi khó chịu mà bạn vẫn vô tình mắc phải.

Vậy hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân khiến “cô bé” có mùi khó chịu là gì bạn nhé.

 

1. Sử dụng băng vệ sinh cả ngày không thay

Vào những ngày cuối chu kỳ, bạn sẽ không quá quan tâm đến việc kinh nguyệt ra nhiều hay ít nên thường “bỏ quên” nó. Chính sự sơ suất này của bạn mà khiến cho “cô bé” luôn trong tình trạng ẩm, dễ xuất hiện nhiều vi khuẩn và mùi khó chịu. Khi bạn để quên băng vệ sinh mà không thay thì mùi hôi này rất nồng và rất khó chịu.

Bên cạnh đó, trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt, máu có độ pH cao nên việc “cô bé” có mùi bất thường lại là điều bình thường. Những sai lầm khi sử dụng băng vệ sinh sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe “cô bé”. Bạn đừng nên để quên băng vệ sinh trong người quá lâu là được

2. Quan hệ tình dục mà không có bao cao su

Dịch nhờn của bạn có thể pha trộn chung với dịch nhờn của bạn tình và từ đó gây ra mùi khó chịu. Tuy nhiên đây là trường hợp nhanh hết sau khi bạn tắm.

3. Bạn mắc bệnh lây qua đường tình dục

2 căn bệnh lây qua đường tình dục điển hình là chlamydia và bệnh lậu. Nếu gặp phải 1 trong 2 loại bệnh này thì triệu chứng của nó sẽ bao gồm mùi khó chịu toả ra từ vùng kín.

Nguy hiểm hơn, bạn sẽ gặp phải cảm giác đau trong khi đi tiểu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

4. Nhiễm khuẩn âm đạo

Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là nhiễm trùng âm đạo phổ biến nhất ở phụ nữ từ 15 - 44 tuổi. Nó xảy ra khi có quá nhiều vi khuẩn tích tụ trong âm đạo của bạn. Điều này làm giảm độ pH của âm đạo và có thể tạo ra mùi hôi tanh khó chịu.

Các bác sĩ chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ có sinh hoạt tình dục thường xuyên nhưng không vệ sinh đúng cách thì rất dễ gặp phải BV.  Tiến sĩ Shepherd nói rằng mùi khó chịu xuất hiện do sự thay đổi độ pH của âm đạo khi sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu ở “cô bé” bị thay đổi . May mắn thay, bệnh nhiễm trùng âm đạo sẽ biến mất sau khi BV được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

5. Bệnh viêm khung chậu

Bệnh xảy ra khi một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STIs) như chlamydia hay lậu không được điều trị. Viêm khung chậu là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản và triệu chứng bao gồm đau ở khung chậu và vùng bụng cũng như đau khi quan hệ tình dục. Bệnh biểu lộ qua tình trạng dịch tiết nặng mùi ở âm đạo. Nhưng đôi khi, viêm khung chậu cũng không phát triệu chứng nên nó chỉ được chẩn đoán khi bạn không thể mang thai hoặc bị đau mạn tính.

6. Vệ sinh cá nhân kém

Bạn đi tiểu nhưng không rửa hay lau khô cũng có thể trở thành thói quen xấu khiến cho “cô bé” có mùi khó chịu. Đối với những bạn có mồ hôi nhiều thì nó lại càng là một “thảm họa”. Vì thế, điều quan trọng là bạn nên giữ vệ sinh thật kỹ “cô bé”, luôn giữ cho “cô bé” luôn thông thoáng và sạch sẽ. Bạn có thể quan tâm “9 cách giúp vùng kín có mùi dễ chịu hơn”

Bạn nên làm gì để tránh tình trạng “cô bé” có mùi khó chịu?

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho “cô bé”

  • Chọn những loại quần lót thoáng mát và thấm hút mồ hôi.

  • Sử dụng nước rửa dung dịch vệ sinh phù hợp, không dùng xà phòng có chất tẩy rửa cao.

  • Vệ sinh sạch sẽ hơn trong những ngày chu kỳ và thay băng vệ sinh, tampon 3-4 tiếng tùy theo lượng máu kinh.

  • Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su, nhằm tránh các bệnh lây qua đường tình dục, bảo vê sức khỏe cho cả hai bạn.

Khi “cô bé” có mùi bất thường, bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình ngay đồng thời kết hợp với những biện pháp vệ sinh cơ bản bạn nhé.

Nguồn: Mayoclinic, Self

 

Bài viết liên quan:
>>>
Dấu hiệu RỤNG TRỨNG kéo dài trong bao lâu?

>>> Viêm ĐƯỜNG TIẾT Niệu là gì?
Top